Kết quả đạt được

Liên kết website

Thông tin liên quan đến chất Diisodecyl phthalate (DIDP) trong viên nén Augmentin 375mg
Ngày đăng: 03/08/2011   |  
        

 

Ngày 22 tháng 7 năm 2011, Cục quản lý Dược đã có công văn số 10006/QLD-TT về việc thông tin liên quan đến chất DIDP trong viên nén Augmentin 375 mg, trong đó nêu rõ:


Ngày 13 tháng 6 năm 2011, Cục quản lý  Dược đã có công văn số 609/QLD-TT về việc thuốc kháng sinh Augmentin dạng bột pha siro hàm lượng 156 mg/ml và 457 mg/5ml bị nhiễm chất làm dẻo Diisodecyl phthalate (DIDP) và Diisononyl phthalate (DINP).


Theo đó, ngày 18 tháng 7 năm 2011, Cục quản lý Dược tiếp tục nhận được thông tin Cơ quan quản lý dược Hồng Kông đã yêu cầu công ty GlaxoSmithKline (GSK) tiến hành thu hồi thuốc kháng sinh Augmentin dạng viên nén, loại hàm lượng 375mg cũng với lý do nhiễm DIDP, DINP và DEHP (Di-2-ethylhexyl phthalate). Tuy nhiên, Cơ quan quản lý dược Hồng Kông cho rằng: “Các chất làm dẻo được phát hiện thấy ở mức không gây hại cấp tính nếu thuốc được dùng theo đúng liều khuyến cáo”.


Tại Việt Nam, thuốc Augmentin dạng viên nén, hàm lượng 375mg, được Bộ Y tế cấp số đăng ký VN-1865-96. Số đăng ký này đã hết hiệu lực vào ngày 09/9/2001. Từ thời điểm đó, Công ty GSK không tiến hành đăng ký lại sản phẩm, ngừng việc lưu hành và không nhập khẩu, phân phối sản phẩm này tại thị trường Việt Nam.


Căn cứ theo công văn số 10006/QLD-TT ngày 22/7/2011 của Cục quản lý Dược và để đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho người sử dụng, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn số 3920/SYT-QLD ngày 27/7/2011 thông báo:


1.  Đề nghị các Cơ sở khám chữa bệnh cung cấp thông tin trên cho thầy thuốc và người bệnh biết.


2.  Các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, Phòng y tế quận/huyện phổ biến thông tin trên cho các nhà thuốc, khách hàng biết để cảnh giác việc kinh doanh và sử dụng thuốc Augmentin viên nén 375mg.

 

3.  Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm Thành phố tiến hành lấy mẫu các sản phẩm thuốc Augmentin đang lưu hành trên thị trường để kiểm nghiệm, xác định nồng độ các dẫn chất phthalate nói trên và có báo cáo về Sở Y tế.



Khoa Thông tin Đào tạo

(Trích nguồn Sở Y tế Tp.HCM)