Kết quả đạt được

Liên kết website

Kế hoạch tháng cao điểm phòng chống bệnh Tay Chân Miệng
Ngày đăng: 23/05/2011   |  
        
 Theo thống kê của TTYTDP TP, tính đến tuần 16 của năm 2011 (20/4/2011), đã có 965 trường hợp mắc bệnh Tay Chân Miệng (TCM) nhập viện điều trị, cao hơn 80 trường hợp so với cùng kỳ năm 2010. Đặc biệt số trường hợp mắc tăng liên tục từ tuần thứ 10 đến tuần 15 và trong tuần 15 – 16, số trường hợp mắc bệnh đã tăng cao gấp đôi so với tuần 15 – 16 của năm 2010. Dự báo bệnh TCM sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.


Số trường hợp mắc bệnh TCM đã xuất hiện trên 50% số phường, xã ở khắp 24 QH. Bệnh xảy ra ở lứa tuổi rất nhỏ, trên 70% số trẻ mắc bệnh từ 0 – 3 tuổi. Trong số các trẻ mắc bệnh, 30% trẻ đang đi học tại các trường thuộc nhóm trẻ mầm non công lập và dân lập. Từ đầu năm 2011 đến nay đã có 06 trường hợp tử vong (2007: 16 trường hợp; 2008: 09 trường hợp; 2009: 05 trường hợp; 2010: 01 trường hợp) và riêng trong tháng Tư đã có 03 trường hợp tử vong tại Quận 2, Quận 1 và Quận Bình Tân.


Trước tình hình bệnh TCM gia tăng, Sở Y tế đã ban hành công văn số 2125/SYT-NVY ngày 28/4/2011 về kế hoạch tháng cao điểm phòng chống bệnh TCM với mục đích đẩy lùi dịch bệnh; hạ thấp đỉnh dịch vào tháng Chín, tháng Mười và hạ thấp số trường hợp tử vong.


Theo đó cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho cộng đồng và trường học về tình hình, sự nguy hiểm, cách phòng tránh bệnh TCM, cách pha dung dịch khử khuẩn và cách sử dụng. Giám sát và phát hiện sớm trẻ bệnh trong gia đình, nhà trường, nhà trọ… thông qua các dấu hiệu bệnh trở nặng như: sốt cao, giật mình, đi đứng loạng choạng, thở mệt để đưa trẻ đến ngay Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Tăng cường công tác vệ sinh – khử khuẩn bằng cách vệ sinh nhà cửa mỗi ngày, khử khuẩn mỗi tuần kết hợp với các biện pháp phòng bệnh cá nhân để phòng các bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Giáo viên, người giữ trẻ… nên thường xuyên rửa tay cho trẻ và chính mình cũng như vệ sinh, khử khuẩn môi trường sinh hoạt của trẻ, dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi của trẻ bằng các dung dịch vệ sinh – khử khuẩn có khả năng vệ sinh – khử khuẩn theo sự công bố của Sở Y tế như Chloramin B, nước Javel… Nồng độ và cách sử dụng theo hướng dẫn chuyên môn của Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố./.


 

Hồng Yến

Trích nguồn Sở Y tế Tp.HCM

Tập tin Tiếng Việt:

Các tin khác cialis