Ủy ban Nhân dân TP.HCM đã ban hành Quyết định số 3547/QĐ-UBND về việc công bố dịch Sởi trên địa bàn và Sở Y tế TP.HCM cũng ban hành công văn 3063/TTKSBT-GDSK về việc tăng cường các hoạt động truyền thông, chống dịch bệnh Sởi, thực hiện theo Kế hoạch số 4959/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân TP.HCM ngày 27/8/2024 về việc Chủ động ứng phó dịch bệnh Sởi trên địa bàn thành phố năm 2024.
Những thông tin cần biết về bệnh Sởi
1. Tên bệnh: Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Polynosa morbillorum gây ra. Virus Sởi hình cầu, đường kính có thể lên đến 250nm, chứa ARN sợi đơn, sợi capsid, vỏ đối xứng xoắn, có bao ngoài. Virus sởi có cấu trúc đồng nhất và ít biến đổi. Do đó, một khi nhiễm virus sởi, người bệnh sẽ có kháng thể có khả năng duy trì suốt đời. Con người là vật chứa duy nhất của virus Sởi. Ở môi trường bên ngoài, virus sởi có khả năng chịu đựng kém và bất hoạt trong vòng 30 phút. Ngoài ra, virus sởi dễ bất hoạt bởi các thuốc sát trùng thường dùng.
2. Tình hình dịch tễ: Sởi là căn bệnh dễ lây lan, dễ bùng phát thành dịch lớn. Sởi có thể lây qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi, họng của bệnh nhân. Nhiều người nghĩ rằng sởi chỉ gây ra các vấn đề cho sức khỏe ít nghiêm trọng như phát ban hoặc sốt nhẹ, nhưng thực tế sởi có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
3. Tính chất, mức độ nguy hiểm của bệnh: Sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
4. Các biện pháp phòng, chống:
- Tuyên truyền thông điệp chống dịch Sởi:
Ø Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi.
Ø Tham gia chiến dịch tiêm vắc xin Sởi là trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng.
Ø Tiêm vắc xin Sởi – Chung tay đẩy lùi dịch Sởi.
- Thực hiện Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella không kể tiền sử tiêm chủng vắc xin Sởi - Rubella trước đó cho tất cả trẻ em từ 1 - 5 tuổi đang sống tại TP.HCM, có thể mở rộng độ tuổi theo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định.
- Các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải thực hiện khai báo đầy đủ, chính xác với cơ quan y tế trong 24 giờ sau khi có chẩn đoán để được quản lý và xét nghiệm theo quy định.
Hình: Thông tin về Bệnh Sởi (trích nguồn hcdc.vn)
Các tin khác
- Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh công bố kết quả mức chất lượng xét nghiệm tại các Bệnh viện trên địa bàn Thành phố năm 2024 (06/09/2024)
- Bệnh lý do bia, rượu gây ra (21/08/2024)
- Công văn 4957/SYT-NVY ngày 03/6/2024 của Sở Y tế về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024 (20/06/2024)
- Quy định về xử phạt hành chính liên quan đến rượu, bia (19/06/2024)
- Công văn 4790/SYT-TCCB ngày 30/5/2024 của Sở Y tế về việc Hướng dẫn cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế (04/06/2024)